Màu Logo nào phù hợp với thương hiệu của bạn nhất?

Chọn màu sắc logo phù hợp có thể làm nổi bật thế mạnh của doanh nghiệp và giúp bạn thu hút đúng đối tượng khách hàng. Và như bạn có thể đoán, sự kết hợp sai có thể có tác dụng ngược lại.

Chúng ta có lẽ đã từng nghe nói về tâm lý học màu sắc, bộ môn giúp chúng ta biết được màu sắc có ảnh hưởng như thế nào đến cảm xúc và hành vi của mỗi người. Ví dụ như: màu vàng cho chúng ta cảm giác vui vẻ (mặt trời thì luôn tỏa sáng và nó có màu vàng!) và màu xanh lá thì cho cảm giác êm dịu (giống như việc chúng ta nằm trên thảm cỏ và trước mắt là những tán lá cây xanh mát). Vậy màu sắc của logo thật sự có ý nghĩa gì trong việc kinh doanh và xây dựng thương hiệu? Hãy cùng LD Design tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Nội dung bài viết

Ý nghĩa màu sắc của các Logo

Logo màu đỏ

Màu đỏ là biểu hiện của sự phấn khích, đam mê, ngoài ra nó cũng đại diện cho sự tức giận. Màu đỏ thu hút sự chú ý và khiến bạn nổi bật giữa đám đông. Nếu thương hiệu của bạn hướng tới sự phá cách, vui tươi, trẻ trung và hiện đại hãy nghĩ đến màu đỏ. Còn hướng tới sự chững chạc, cổ điển hay nghiêm túc thì màu đỏ có thể không dành cho bạn.

Logo mau do 1

Thiết kế bởi ultrastjarna

Logo mau do 2

Thiết kế bởi nnorth

Logo mau do 3

Thiết kế bởi CostinLogopus

Logo mau do 4

Thiết kế bởi Nick Visual Co

Logo mau do 5

Thiết kế bởi Mamaana

Logo mau do 6

Thiết kế bởi –Alya-

Màu đỏ là màu đầu tiên mà trẻ sơ sinh có thể nhìn thấy (bên cạnh màu đen và trắng). Các nhà khoa học đưa ra giả thuyết rằng con người đã tiến hóa khả năng nhìn màu đỏ tốt hơn các màu khác vì nó cho phép chúng ta dễ dàng xác định các loại trái mọc trên cây. Điều đó cũng được thể hiện rõ khi chúng ta xúc động (tức giận hoặc ngượng ngùng), khuôn mặt chúng ta sẽ chuyển sang màu đỏ. Vì vậy, ngày nay chúng ta thường gắn kết màu đỏ với những cảm xúc dâng trào, bao gồm tình yêu, tình dục, sự tức giận và đam mê. Bên cạnh đó, màu đỏ không chỉ dành để thể hiện cảm xúc, mà còn được chứng minh có khả năng kích thích sự thèm ăn (đó là lý do tại sao logo của các cửa hàng thực phẩm và nhà hàng thường hay sử dụng màu đỏ).

Cho dù được sử dụng với mục đích làm màu sắc chủ đạo hay chỉ làm điểm nhấn, thì màu đỏ vẫn là màu sắc dành cho những logo muốn thể hiện sự mạnh mẽ, năng động.

Logo màu cam

Màu cam là một màu sắc thể hiện sự hoạt bát và vui tươi. Màu cam cũng có thể giúp bạn nổi bật giữa đám đông. Dù ít thông dụng hơn màu đỏ, nhưng màu cam vẫn là màu sắc chứa đựng bên trong sự mạnh mẽ. Nếu thương hiệu của bạn hướng tới sự sang trọng hoặc chững chạc, hãy xem xét thật kỹ nếu bạn muốn sử dụng màu cam, vì màu cam không gợi ra những đặc điểm đó cho người tiêu dùng.

Logo mau cam 1

Thiết kế bởi Henning Bo

Logo mau cam 2

Thiết kế bởi EWMDesigns

Logo mau cam 3

Thiết kế bởi ᎪᏞᎥᏟᎥᎪ

Logo mau cam 4

Thiết kế bởi KisaDesign

Logo mau cam 5

Thiết kế bởi JѧʏJѧcҡsη™

Logo mau cam 6

Thiết kế bởi Milos Zdrale

Màu cam được hình thành từ sự kết hợp giữa hai màu vàng và đỏ, và chứa đựng những đặc điểm của cả hai màu cơ bản đó.

Màu cam (Orange) là một trong những từ nói về màu sắc mới được thêm vào sau này trong tiếng Anh (Trước khi xuất hiện, trong tiếng Anh cổ, nó được gọi là “yellow-red” – “vàng-đỏ”). Từ màu cam (orange) cũng được người Pháp bắt đầu sử dụng khi những quả cam từ Địa Trung Hải được nhập khẩu vào nước này.

Màu cam làm người ta liên tưởng đến sự thay đổi (màu sắc của lá khi vào thu hay bầu trời vào lúc bình minh/hoàng hôn) và thường được sử dụng bởi các thương hiệu muốn thể hiện nét khác biệt.

Logo của LD Design cũng sử dụng màu cam để làm màu sắc chủ đạo, hướng tới sự linh hoạt, luôn không ngừng tiếp thu và học hỏi những cái mới để ngày càng hoàn thiện hơn.

Logo LD Design Final

Thiết kế bởi LD Design

Logo màu vàng

Logo màu vàng thể hiện sự thân thiện, dễ tiếp cận và tươi sáng. Đây là một màu sắc tạo sự khích lệ, thương hiệu của bạn sẽ tỏa ra một nguồn năng lượng trẻ trung và bình dị. Đa số người tiêu dùng không nghĩ màu vàng là dành cho các thương hiệu lớn hoặc xa xỉ, vì vậy hãy suy nghĩ kỹ nếu đó là cách bạn muốn doanh nghiệp của mình được nhìn thấy.

Logo mau vang 1

Thiết kế bởi goopanic

Logo mau vang 2

Thiết kế bởi DZenhar Studio

Logo mau vang 3

Thiết kế bởi Terry Bogard

Logo mau vang 4

Thiết kế bởi ananana14

Logo mau vang 5

Thiết kế bởi apelsini

Logo mau vang 6

Thiết kế bởi casign

Màu vàng là một màu cơ bản trong các hệ thống màu trừ và là một trong những màu sơn đầu tiên mà con người có thể pha trộn. Màu vàng có nhiều mối gắn kết với các nền văn hóa (các màu hay gặp như: vàng gold, vàng cam, vàng tươi, v.v.), và là một trong những màu sắc rất đa dạng.

Logo màu xanh lá cây

Là màu tối ưu về tính linh hoạt, nghiên cứu chỉ ra rằng màu xanh lá cây không thể hiện nhiều về đặc điểm tính cách của thương hiệu, nhưng nó lại nói lên được nét đặc trưng của thương hiệu một cách mạnh mẽ. Màu xanh lá cây thường được dùng để đại diện cho thế giới tự nhiên, đó là lý do tại sao các thương hiệu có xu hướng thân thiện với môi trường, thuần chay và chăm sóc sức khỏe tự nhiên thường có logo màu xanh lá cây. Nhưng bạn vẫn có thể sử dụng màu xanh lá cây cho bất kỳ loại hình kinh doanh nào bạn muốn!

Logo mau xanh 1

Thiết kế bởi C1k

Logo mau xanh 2

Thiết kế bởi Dusan Klepic

Logo mau xanh 3

Thiết kế bởi Stephen.

Logo mau xanh 4

Thiết kế bởi Nandatama

Logo mau xanh 5

Thiết kế bởi Luz Viera

Logo mau xanh 6

Thiết kế bởi AkihiroTAKEUCHI

Do thực vật thường có màu xanh lá cây, nên nhiều người nhận định màu xanh lá cây là màu của sự tăng trưởng hay cuộc sống mới, nhưng đôi lúc nó cũng thể hiện cho sự tham lam và độc hại. Trong lịch sử và trong các nền văn hóa khác nhau, màu xanh lá cây là màu của cái chết. (Vào thế kỷ 18 có một loại thuốc nhuộm phổ biến màu xanh lá cây được tạo ra chứa chất asen đã gây chết người.  Một số người cho luận rằng nó có liên quan đến cái chết của Napoleon Bonaparte, người có những bức tường được phủ bằng giấy dán tường nhuộm màu xanh lá cây).

Ở Mỹ, người ta thường liên tưởng màu xanh lá cây với tiền vì đô la có màu xanh lá cây, còn ở những khu vực khác trên thế giới có lẽ sẽ không ai liên tưởng giống như vậy. Và những điều này có nghĩa là gì? Màu xanh lá cây có thể sử dụng cho bất kỳ thương hiệu nào. Bạn có thể xây dựng ý nghĩa logo thông qua màu sắc, sắc độ, hình dạng logo và lựa chọn phông chữ phù hợp với thương hiệu của bạn.

Logo màu xanh lam

Màu xanh lam tượng trưng cho sự đáng tin cậy và trưởng thành. Bạn nên sử dụng màu này cho thương hiệu của mình nếu bạn muốn sự nghiêm túc. Màu xanh lam được coi là vua của các màu sắc cổ điển, vì thế nó thường được sử dụng trong rất nhiều logo. Màu xanh lam cũng có thể gợi lên sự bình thản (giống như mặt nước tĩnh lặng), nếu bạn sử dụng màu xanh lam cho thương hiệu của mình, bạn sẽ cần phải tìm cách khiến nó không bị hòa trộn với màu nền!

Logo xanh duong 1

Thiết kế bởi Yokaona

Logo xanh duong 2

Thiết kế bởi FDS™

Logo xanh duong 3

Thiết kế bởi Arthean

Logo xanh duong 4

Thiết kế bởi –Alya-

Logo xanh duong 5

Thiết kế bởi Graphyte

Logo xanh duong 6

Thiết kế bởi Besign studio

Mặc dù vô cùng phổ biến, nhưng trên thực tế nó cũng chỉ là một màu cơ bản, và được con người đặt tên sau các màu khác: người cổ đại (Hy Lạp, Trung Quốc, Nhật Bản và Do Thái) đã không biết gọi màu xanh lam là gì. Đó là một trong những từ về màu sắc sau cùng xuất hiện trong hầu hết mọi ngôn ngữ.

Sau những điều kể trên, nếu bạn muốn thương hiệu của bạn toát lên sự tự tin pha lẫn sự cổ điển hoặc bạn muốn thương hiệu của mình được khách hàng tin tưởng hãy chọn màu xanh lam. Hãy cẩn trọng với màu xanh lam nếu bạn đang kinh doanh dịch vụ ăn uống (nó được cho là có thể ngăn chặn sự thèm ăn).

Logo màu tím

Màu tím, nơi cầu vồng trở nên sang trọng. Màu tím được dùng để thể hiện sự tiên tiến và thông thái.

Logo mau tim 1

Thiết kế bởi Gio Tondini

Logo mau tim 2

Thiết kế bởi ananana14

Logo mau tim 3

Thiết kế bởi Arthean

Logo mau tim 4

Thiết kế bởi Angela Cuellar

Logo mau tim 5

Thiết kế bởi –Alya-

Logo mau tim 6

Thiết kế bởi casign

Màu tím thường được kết hợp với những thứ sang trọng, có lẻ vì trong lịch sử thuốc nhuộm màu tím rất đắt tiền, do đó những chiếc áo có màu này chỉ được mặc bởi những người rất giàu có. Tuy nhiên, một điều thú vị về màu tím là mặc dù nó gắn liền với sự sang trọng và giàu có, nhưng nó không được coi là một màu quá quan trọng. Bạn muốn có một dự án thể hiện sự vui nhộn, đắt tiền? Thì màu tím là sự lựa chọn hoàn hảo. Còn nếu bạn bán trang phục công sở chuyên nghiệp? Bạn có lẻ sẽ gặp không ít khó khăn với một thương hiệu màu tím.

Logo màu hồng

Trong xã hội hiện đại, màu hồng là một trong những màu sắc linh hoạt nhất. Từ màu hồng thiên niên kỷ nhẹ nhàng đến màu đỏ tươi neon, màu hồng có thể mang lại cho thương hiệu một diện mạo hiện đại, trẻ trung và sang trọng.

Logo mau hong 1

Thiết kế bởi shaka88

Logo mau hong 2

Thiết kế bởi blue spin

Logo mau hong 3

Thiết kế bởi Cope_HMC

Logo mau hong 4

Thiết kế bởi sesaru sen

Logo mau hong 5

Thiết kế bởi Arthean

Logo mau hong 6

Thiết kế bởi Boutchou

Màu hồng là một màu rất khác biệt. Tất cả 6 màu được liệt kê ở trên điều là màu cơ bản hoặc là màu phụ trong các hệ thống màu trừ. Về lý thuyết, màu hồng chỉ là màu đỏ nhạt. Nhưng trong tiếng Anh không có từ tương đương nào dùng để chỉ màu xanh nhạt hoặc vàng nhạt. Nó cũng là một từ chỉ màu sắc tương đối hiện đại — nó chỉ mới xuất hiện trong tiếng Anh vào thế kỷ 17 khi nó tượng trưng cho sự sang trọng. Vì vậy, trong lịch sử lâu dài của màu sắc, màu hồng vẫn còn rất trẻ trung và sành điệu.

Logo màu nâu

Là màu của đất và vỏ cây, màu nâu là hình ảnh biểu trưng của tông màu đất. Trên thực tế, màu nâu kém rực rỡ hơn các màu khác, nó có xu hướng gây ấn tượng mạnh mẽ và nghiêm túc. Màu nâu cũng là màu logo ít được sử dụng nhất, vì vậy nếu bạn chọn màu này, chắc chắn bạn sẽ nổi bật so với đối thủ.

Logo mau nau 1

Thiết kế bởi Ridhogillang

Logo mau nau 2

Thiết kế bởi Henning Bo

Logo mau nau 3

Thiết kế bởi TamaCide

Logo mau nau 4

Thiết kế bởi artsigma

Logo mau nau 5

Thiết kế bởi ananana14

Logo mau nau 6

Thiết kế bởi Tmas

Màu nâu là một màu đậm và đa dạng (được tạo ra bằng cách trộn tất cả các màu khác với nhau). Màu nấu sẽ rất tuyệt nếu bạn muốn mang lại cho thương hiệu của mình một cảm giác nhẹ nhàng, mộc mạc và rất phù hợp với các thương hiệu hoạt động ngoài trời hoặc những thương hiệu bán các sản phẩm có màu nâu tự nhiên như sô cô la. Nó cũng đại diện cho sự cũ kĩ (giống như các trang sách bị phai màu), vì vậy thường được sử dụng cho các loại logo muốn có cảm giác cổ điển, thủ công.

Logo màu đen

Màu đen là màu luôn cho cảm giác mới mẻ. Bạn muốn trông bóng bẩy, hiện đại và sang trọng? Đã đến lúc chuyển sang màu đen. Còn nếu bạn muốn thương hiệu của mình thể hiện sự bình dân với giá cả phải chăng? Nên tránh sử dụng các màu tối.

Logo mau den 1

Thiết kế bởi ludibes

Logo mau den 2

Thiết kế bởi Arkline©

Logo mau den 3

Thiết kế bởi Freshinnet

Logo mau den 4

Thiết kế bởi EWMDesigns

Logo mau den 5

Thiết kế bởi austinminded

Logo mau den 6

Thiết kế bởi R A H A J O E

Màu đen không giống như màu cam và tím. Con người nhìn thấy những màu sắc đó bởi vì chúng là một bước sóng ánh sáng cụ thể mà chúng ta có thể xác định và phân biệt. Còn màu đen chỉ xuất hiện khi không có ánh sáng. Đối với một thứ lâu đời như ánh sáng, màu đen vẫn mang lại cảm giác hiện đại. Màu đen đơn giản đến mức tuyệt đối, nó mang lại cho các logo toàn màu đen một cảm giác bí ẩn và độc nhất, hay được các thương hiệu xa xỉ sử dụng.

Logo màu xám

Không tối và cũng không sáng. Màu xám là trung gian của sự chững chạc, cổ điển và nghiêm túc. Tối một chút để thêm phần bí ẩn. Sáng một chút để dễ dàng tiếp cận hơn.

Logo mau xam 1

Thiết kế bởi C1k

Logo mau xam 2

Thiết kế bởi evey81

Logo mau xam 3

Thiết kế bởi KreatanK

Logo mau xam 4

Thiết kế bởi M E L O

Logo mau xam 5

Thiết kế bởi bo_rad

Logo mau xam 6

Thiết kế bởi makmoer

Giống với màu đen, màu xám cũng thể hiện sự đơn giản một cách rõ rệt. Tuy nhiên, bởi vì nó mềm mại hơn nên nó trông nghiêm túc và trầm lắng hơn, mang lại cho các logo màu xám một cảm giác cổ điển.

Logo màu trắng

Màu trắng là sự vắng mặt của màu sắc. Gợi cho chúng ta cảm giác màu trắng là một màu sắc rất sạch sẽ và bay bổng, giống như bản chất của ánh sáng. Màu này rất hữu dụng với các thương hiệu muốn thể hiện sự chu đáo và ngăn nắp, luôn sạch sẽ trong quá trình làm việc của mình. Màu trắng còn thể hiện sự khát vọng, là một cái gì đó rất tinh khiết khiến con người ta khó có thể đạt được.

Logo trang 1

Thiết kế bởi csoki

Logo trang 2

Thiết kế bởi themassonest

Logo trang 3

Thiết kế bởi Huntress ™

Logo trang 4

Thiết kế bởi Piotr C

Logo trang 5

Thiết kế bởi cucuque design

Logo trang 6

Thiết kế bởi Arthean

Đa số các logo điều sẽ phiên bản đơn sắc với tông màu trắng được kết hợp với một màu khác (làm nền) và màu đó sẽ chiếm ưu thế. Cho dù được sử dụng để làm màu chính hoặc chỉ đơn giản là thêm vào một màu khác để làm cho màu đó dịu mắt hơn thì màu trắng cũng trông rất trẻ trung và thanh lịch. Đặc biệt, màu trắng có thể sử dụng cho hầu hết mọi thương hiệu.

Ý nghĩa màu sắc logo hình thành từ đâu?

Ý nghĩa màu sắc logo hình thành từ sự giao thoa giữa khoa học, nghệ thuật và văn hóa. Cách khách hàng của bạn phản ứng với màu sắc và sự phối hợp màu sắc bị ảnh hưởng bởi 3 yếu tố: mỹ học, truyền thống văn hóa và quá trình tiến hóa của con người.

Mỹ học

Cũng giống như những nốt nhạc, một số logo có cách kết hợp màu sắc rất hài hòa, một số lại tạo ra sự tương phản mạnh để thu hút sự chú ý, trong khi một số khác lại có sự xung đột về màu sắc khiến khách hàng khó chịu. Lý thuyết màu sắc cơ bản giải thích rằng người tiêu dùng sẽ không thích những màu sắc nhạt nhẽo, quá giống nhau và sẽ bị chóng mặt bởi sự sắp xếp màu sắc hỗn loạn, xung đột.

Truyền thống văn hóa

Theo thời gian, chúng ta đã tự gắn kết một số màu sắc nhất định với những cảm xúc nhất định: giống như việc cô dâu mặc váy trắng trong ngày cưới của họ để tương trưng cho sự thuần khiết, hoặc những người đưa tang thường mặc đồ đen để thể hiện khung cảnh buồn bã. Tuy nhiên, sự gắn kết này còn phù thuộc vào truyền thống văn hóa của từng nơi: như ở Việt Nam các cô dâu thường mặc áo dài đỏ để tưởng trưng cho tình yêu – cùng sự may mắn và sung túc cho cuộc sống no đủ, hạnh phúc ngập tràn, còn màu trắng thường hay được dùng trong đám tang để thể hiện nỗi buồn và sự chia ly, ngoài ra nó còn thể hiện sự tôn kính dành cho người đã khuất.

Quá trình tiến hóa

Các nhà nghiên cứu cho rằng có ít nhất một trong các số tập hợp màu sắc của chúng ta là kết quả của sự tiến hóa. Ví dụ, màu đỏ là một dấu hiệu phổ biến của những cảm xúc nồng nàn, cao trao, khiến cả con người và động vật phải dừng lại để chú ý.

Chọn màu Logo như thế nào cho phù hợp?

Trước khi chọn màu cho logo, hãy suy nghĩ về thông điệp mà bạn mong muốn doanh nghiệp của mình truyền tải. Bạn muốn làm nỗi bật những đặc tính nào nhất? Tốc độ, sự đổi mới táo bạo, tính hiệu quả, lòng nhân ái hay tính trực quan?

Chon mau sac logo

Thiết kế bởi Replika_

Đặc điểm tính cách thương hiệu của bạn có thu hút được khách hàng mục tiêu hay không? Là một yếu tố quan trọng cần phải cân nhắc khi chọn màu sắc logo. Người tiêu dùng thường cố ý hoặc vô tình chọn những sản phẩm phù hợp với tính cách của họ. Màu sắc giúp người tiêu dùng phân loại sản phẩm và dịch vụ, xác định cái nào dành cho họ và từ đó đưa ra quyết định có nên mua hay không.

Sau khi bạn biết bạn muốn bộ nhận diện thương hiệu của mình thể hiện điều gì, hãy xem qua danh sách các màu ở trên và xác định màu nào có thể giúp bạn truyền tải đúng thông điệp.

Phối hợp màu sắc Logo như thế nào cho đúng?

Có thể bạn muốn logo của mình có nhiều màu sắc hơn thay vì chỉ tập trung vào các đặc điểm tính cách thương hiệu làm logo của bạn chỉ có một màu duy nhất, nhưng để phối hợp màu sắc đúng thì bạn cần phải tính đến sự hài hòa về mặt thị giác. Thương hiệu của bạn vẫn có thể trông rất sang trọng khi có màu nâu đất, nhưng nó sẽ rất sai nếu kết hợp thêm màu tím, vì màu nâu và tím không phù hợp với nhau về mặt thị giác, bạn có thể tận dụng các bảng màu có sẵn đã được đút kết từ kinh nghiệm của nhiều người để phối hợp màu sắc một cách hiệu quả hơn.

Bang mau 1
Bang mau 2
Bang mau 3

Bánh xe màu (color wheel) – được trình bày dưới dạng hình tròn thể hiện cách các màu sắc được ghép nối dựa trên tần số ánh sáng của chúng trong tự nhiên – là bước khởi đầu cần thiết để làm việc với màu sắc. Nó cung cấp một phương pháp khoa học để phối hợp màu sắc dựa trên sự gần gũi của chúng trên bánh xe. Có một số cách kết hợp màu sắc dựa vào bánh xe màu phổ biến như:

  • Tương tự (Analogous): sự lựa chọn hài hòa của các màu sắc nằm cạnh nhau.

  • Bổ sung (Complementary): sự lựa chọn màu tương phản của các màu đối diện nhau.

  • Bộ ba (Triadic): sự lựa chọn ba màu đối lập với nhau dựa trên một tam giác đều

Khi bạn quan sát các logo có nhiều màu sắc, bạn sẽ nhận thấy nhiều người đã tận dụng các nguyên tắc của bánh xe màu để phối hợp màu sắc.

phoi hop mau 1

Logo phối màu bổ sung (complementary) thiết kế bởi –Alya-

phoi hop mau 2

Logo phối màu tương tự (analogous ) thiết kế bởi –Alya-

phoi hop mau 3

Logo phối màu bộ ba (triadic) thiết kế bởi ananana14

Từ đầu bài viết tới bây giờ, chúng ta chủ yếu nói về màu sắc cơ bản, nghĩa là dạng tinh khiết nhất của màu sắc. Có thể bạn cũng biết, ngay cả một trong những màu này, chẳng hạn như màu xanh lá cây, cũng có thể có hàng nghìn biến thể – hãy nhìn vào một khu rừng! Những biến thể này là kết quả của sự pha trộn màu sắc giữa những cường độ và sắc độ khác nhau. Cường độ là phiên bản sáng hơn của màu cơ bản được trộn với màu trắng và sắc độ là phiên bản tối hơn được trộn với màu đen.

Để dễ hiểu hơn, chúng ta hãy biến bánh xe màu thành không gian ba chiều. Bạn có thể tưởng tượng bánh xe màu là một quả cầu với lõi trong cùng là màu đen tuyền và viền ngoài cùng là màu trắng, thì màu sắc sẽ tăng từ nhạt đến đậm tùy thuộc vào độ sâu của bạn.

Thay doi cuong do mau sac

Thay đổi cường độ của màu sắc có thể làm cho các màu tương trợ lẫn nhau.
Logo được thiết kế bởi elizien.creative

Cường độ và sắc độ có thể thay đổi một cách tinh tế cả tác động thẩm mỹ và cảm xúc của một màu. Ví dụ: màu phấn (hoặc màu sáng) trông sẽ mềm mại và vui vẻ hơn, còn các màu tối hơn trông sẽ nghiêm túc hơn.

Điều này giúp bổ sung thêm cho các tập hợp màu chung cùng với các màu sắc cơ bản. Về mặt phối hợp màu sắc, làm sáng hoặc làm tối màu sắc có thể giúp bạn phối hợp dễ dàng hơn các màu sắc có thể không phù hợp để phối hợp ở dạng tinh khiết nhất của chúng. Ví dụ: Các logo có hình cầu vồng có thể rất khó làm do nó có nhiều màu sắc, nhưng bằng cách làm dịu màu sắc có thể giúp chúng dễ thực hiện hơn.

Cuối cùng, hãy nhớ rằng bạn không cần phải phối hợp màu sắc logo theo các phần bằng nhau. Bạn có thể chọn một màu chủ đạo duy nhất và tạo một điểm nhấn nhỏ với màu sắc khác. Điều này là hữu ích khi bạn không muốn giới hạn thương hiệu của mình trong một màu nhưng cũng không muốn phối hợp với quá nhiều màu. Bởi vì điểm nhấn chiếm một không gian khá khiêm tốn, cho nên bạn hãy chọn màu tương phản, đậm hơn để làm nổi bật điểm nhấn.

Làm thế nào để chọn được màu sắc logo nổi bật hơn đối thủ?

Chìa khóa để có được một logo hiệu quả là sự nhận diện thương hiệu. Vì vậy, nếu bạn muốn nổi bật, bạn nên chọn một bảng màu hơi khác biệt so với bảng màu của các đối thủ mà bạn đang cạnh tranh.

Chon logo noi bat so voi doi thu 1

Thiết kế bởi Freshinnet

Thông thường, Logo đơn sắc có lẻ được xem là sự lựa chọn dễ dàng nhất dành cho thương hiệu của bạn. Nhưng điều đó cũng có nghĩa là sẽ có nhiều thương hiệu khác tương tự sẽ chọn màu sắc Logo giống bạn. Đây là lý do tại sao một số màu sắc Logo lại trở nên điển hình trong một số ngành nhất định – ví dụ: khi tìm kiếm trên Google về “Logo quán cà phê” thì bạn sẽ thấy kết quả trả về phần lớn là các Logo có màu nâu làm chủ đạo. Mặc dù bạn thấy màu sắc này có vẻ phù hợp với thương hiệu của bạn, nhưng nếu nó khiến thương hiệu của bạn trông giống những người khác, thì thông điệp của bạn sẽ rất dễ bị lẫn lộn.

Chon logo noi bat so voi doi thu

Thiết kế bởi PETAR 123

Đây là lý do tại sao việc chọn màu sắc logo không chỉ để thể hiện định hướng thương hiệu của bạn, mà còn phải làm cho thương hiệu của bạn trở nên độc đáo hơn. Một vấn đề cơ bản như ví dụ về “logo quán cà phê” là kết quả của sự lựa chọn màu sắc thương hiệu một cách hời hợt (cà phê có màu nâu, vì vậy logo phải màu nâu) có khả năng sẽ được chia sẻ giữa các đối thủ cạnh tranh. Thay vào đó, bởi vì màu sắc là một phương tiện giao tiếp trực quan, nên nó sẽ liên quan đến điều gì đó có ý nghĩa hơn đối với khách hàng của bạn. Ví dụ: nhà thiết kế cao cấp PETAR 123 sử dụng màu xanh lam nhạt phối với một chiếc dù (ô) để gợi lên cái tên của quán cà phê (“paraguas” có nghĩa là chiếc dù) với ý nghĩa hãy chia sẻ tách cà phê với ai đó vào một ngày mưa.

Logo của bạn sẽ có màu gì?

Chọn màu sắc cho logo không đơn giản như việc bởi vì bạn thích màu xanh lá cây nên bạn muốn có một logo với màu xanh của rừng rậm. Nên cân nhắc thật kỹ cách bạn muốn cá tính thương hiệu của mình được cảm nhận và màu sắc nào có thể giúp bạn chia sẻ điều đó với khách hàng của mình. Bạn cũng có thể tham khảo những gì đối thủ cạnh tranh của bạn đang làm và tự đặt ra câu hỏi liệu bạn có thể hưởng lợi từ việc trở thành một doanh nghiệp thú vị và ngộ nghĩnh trong một lĩnh vực mà ai cũng đang làm giống nhau hay không? Đôi khi tự mình phá cách vẫn tốt hơn việc chạy theo nhiều người khác đang phá cách giống nhau.

Hi vọng thông qua bài viết này, bạn sẽ tìm được màu sắc Logo phù hợp với thương hiệu của bạn. Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích hãy nhấn nút chia sẻ bên dưới để giúp LD Design có thêm động lực để sưu tầm thêm nhiều bài viết hữu ích khác.

Bài viết được dịch và biên soạn bởi LD Design – Thiết Kế Linh Động, trong quá trình dịch chúng tôi có thay thế và bổ sung một số câu để phù hợp với người đọc trong nước.

LD Design rất mong nhận được những đóng góp quý giá về bản dịch để giúp cho bài viết được hoàn thiện hơn, mọi đóng góp về bản dịch xin gửi về địa chỉ email: hotro@thietkeld68.com

Nguồn tham khảo: 99designs

Chia sẻ ngay

Bài viết gần đây

Hãy để chúng tôi giúp bạn

Contact Me on Zalo